Quảng cáo google (Google Ads) cho tới thời điểm mình viết bài này vẫn là 1 trong những kênh quảng cáo online phổ biến tại Việt Nam. Nếu áp dụng đúng phương pháp thì đây là một kênh rất hiệu quả và mang lại mức doanh thu bất ngờ cho doanh nghiệp
Mình từng nhận được rất nhiều câu hỏi từ các anh chị quản lí kiểu như: Anh/chị không trực tiếp setup chiến dịch, vậy làm như thế nào để anh chị có thể cùng tham gia góp ý, cùng tối ưu quảng cáo google ads?
Vấn đề trên được mọi người đặt ra cũng là điều dễ hiểu, bởi vì khi quảng cáo hiệu quả tốt thì không sao, nhưng khi không hiệu quả mà chỉ trông chờ hoàn toàn vào người chạy quảng cáo thì quá rủi ro cho tổ chức. Cá nhân mình luôn nghĩ rằng quản lí/ chủ doanh nghiệp là những người hiểu nhất về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng, họ sẽ luôn có những ý tưởng hay để hỗ trợ các bạn trực tiếp chạy quảng cáo
Nhận ra điều đó, mình quyết định biên soạn 1 bài về cách tối ưu quảng cáo google hiệu quả từ góc nhìn người quản lí, tức là bài này sẽ thiên về tư duy và các yếu tố cốt lõi nhiều hơn là các thao tác kĩ thuật.
Nếu bạn đang quản lí 1 đội nhóm hoặc có 1 doanh nghiệp nhỏ cho riêng mình thì đây là bài viết dành riêng cho bạn đó ^^. Còn nếu bạn là người trực tiếp triển khai quảng cáo thì cùng đừng bỏ qua bài viết này, mình nghĩ nó cũng có giá trị đó, hay đọc và xem mình có đang tối ưu sót yếu tố nào không nhé. Bắt đầu thôi nào…
- Hiểu được bản chất, cách vận hành của quảng cáo Google: Cần hiểu trước khi tối ưu
- Biết được cần làm gì để quảng cáo Google tốt hơn: Mình giúp các bạn biết được phải làm gì chứ không phải hướng dẫn các bạn kĩ thuật làm điều đó thế nào
- Dễ dàng góp ý, trao đổi với đối tác triển khai quảng cáo: Đây chính là mục tiêu cuối cùng
Cơ chế hoạt động của quảng cáo Google Ads
-
Nhà quảng cáo:
Là những người cài đặt chiến dịch, google có rất nhiều loại hình chiến dịch khác nhau, nhưng tựu chung lại tất cả đều thuộc 2 nhóm chính: Tìm kiếm (Chờ người dùng chủ động đi tìm kiếm quảng cáo mới hiện thị) và Hiển thị (Người dùng thấy quảng cáo 1 cách bị động)
-
Người dùng Internet:
Thấy quảng cáo mà Google phân phối theo cài đặt của nhà quảng cáo, sau đó người dùng internet sẽ Click vào quảng cáo và được đưa tới website được chuyển thành các Khách truy cập web
-
Website:
Tại đây trình bày thông tin về sản phẩm/ dịch vụ, khi bị thuyết phục, khách truy cập web sẽ tạo ra chuyển đổi và trở thành khách hàng thực thụ
Lưu ý: Chuyển đổi là bất kì hành vi nào của khách hàng có giá trị với doanh nghiệp (do chúng ta tự định nghĩa). Ví dụ: gọi điện, nhắn tin, mua hàng….
Từ hình ảnh trên có thể chia hành vi người dùng thành 2 bước, vậy việc tối ưu chính là tối ưu 2 bước đó
- Ở bước 1, việc cần làm là: Đưa ĐÚNG đối tượng tiềm năng vào website với giá 1 click RẺ NHẤT (chính xác sẽ là chi phí 1 đối tượng tiềm năng vào website, nó tỉ lệ thuật với click ở quảng cáo google nên mình gọi là giá click đúng cho dễ nhé)
- Ở bước 2, việc cần làm là: Tối ưu được tỉ lệ chuyển đổi CAO NHẤT (Tỉ lệ chuyển đổi = Số chuyển đổi / Khách truy cập web)
Như vậy, để giải quyết được bài toán tối ưu google ads thì bài viết này của mình sẽ tập trung để tối ưu 2 việc cần làm trên
Kích thích đúng người dùng vào website – Bước đầu tiên cần làm để tối ưu quảng cáo Google Ads
Ở việc đầu tiên cần làm sẽ có 2 ý là: Đưa ĐÚNG đối tượng tiềm năng vào website VÀ giá click đúng đó RẺ NHẤT
Ở mục này mình sẽ giúp các bạn xử lí được ý đầu tiên
Để đưa được đúng đối tượng tiềm năng vào website, việc cần làm là:
-
Nhắm mục tiêu đúng:
Các cách nhắm mục tiêu như thế nào phụ thuộc vào loại hình quảng cáo vì mỗi loại hình lại có các cách nhắm khác nhau. Có 1 số cách nhắm chính là: từ khoá, khu vực, đối tượng (gồm đối tượng vào web và sở thích như quảng cáo Facebook). Ví dụ: Bên bạn chỉ bán bàn giám đốc mới mà bạn quảng cáo lại setup cả từ khoá “bàn giám đốc thanh lý” là không ổn. Hay bạn chỉ lắp đặt mạng tại Hà Nội mà vị trí bạn làm quảng cáo lại để cả các tỉnh thành khác thì hỏng → Hãy trao đổi với bạn làm quảng cáo xem bạn đó đang nhắm mục tiêu thế nào, đã đúng ý mình chưa nhé
-
Đưa họ vào đúng trang đích trên Website:
Ví dụ: Bạn chạy quảng cáo cho “bàn giám đốc” thì bạn có thể đưa họ vào chuyên mục bàn giám đốc, nhưng nếu bạn chạy cho từ khoá “bàn giám đốc 1.8m” thì đừng dẫn họ vào chuyên mục lớn bàn giám đốc, vì trong đó có nhiều loại với những kích thước khác nhau → mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng. Hãy dẫn họ vào trang có đúng sản phẩm dài 1.8m. Bạn có thể hỏi hoặc trao đổi với người làm quảng cáo xem họ đang dẫn khách về trang nào nhé
Cơ chế xếp hạng quảng cáo của Google Ads – Hiểu để tối ưu
Để giải quyết được ý thứ 2 của việc cần làm 1 (giá click đúng rẻ nhất) thì trước hết mình sẽ giúp mọi người nắm được cơ chế xếp hạng của Google đã nhé!!
Google sử dụng chỉ số Adrank (thứ hạng quảng cáo) để quyết định cơ chế xếp hạng
Adrank phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Ngưỡng thứ hạng quảng cáo, tính cạnh tranh của phiên đấu giá, ngữ cảnh tìm kiếm của người và tác động dự kiến của các phần mở rộng và định dạng quảng cáo khác (những yếu tố này đa số chúng ta không thể thay đổi), chỉ có 2 yêu tố có thể thay đổi và cũng là 2 yếu tố quan trọng nhất là Bid CPC (giá thầu nhà quảng cáo sẵn sàng trả) và Điểm chất lượng. Mình chỉ tập trung vào 2 yếu tố có thể thay đổi này thôi nhé…
Cơ chế: Adrank càng cao quảng cáo càng được xếp ở phía trên. Xem ví dụ dưới
Nhìn vào ví dụ có thể thấy rằng nhà quảng cáo sẵn sàng trả tới 6$ và 8$ cho mỗi click, tuy nhiên adrank của họ chỉ đứng thứ 3 và thứ 4 (lí do là điểm chất lượng của họ quá thấp)
→ như vậy nhà quảng cáo chỉ trả 2$ cho 1 click nhưng họ vẫn được xếp trên những nhà quảng cáo trả tới 6$ và 8$
Dựa vào đây chúng ta thấy được rằng, muốn được giá cpc. Rẻ thì cần đạt đượcđiểm chất lượng cao nhất (tối đa là 10 điểm). Đương nhiên nếu bạn có nhiều tiền, bạn cạnh tranh adrank bằng. Bid CPC thì tuỳ bạn thôi ^^. Vậy bài toán ở đây được chúng ta. Quy về việc làm sao để thu được điểm chất lượng cao nhất.
Nâng cao điểm chất lượng điểm quảng cáo Google
Điểm chất lượng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Mức độ liên quan của quảng cáo, CTR dự kiến, Trải nghiệm trang đích. Vậy làm sao để cải thiện được các yếu tố này?
Mọi loại hình quảng cáo của Google để có điểm chất lượng, nhưng chỉ có loại hình tìm kiếm. Được hiện thị cho chúng ta biết chính xác số điểm này thôi nha các bạn.
Mức độ liên quan của quảng cáo: Là sự liên quan giữa từ khoá và nội dung quảng cáo. Ví dụ bạn chạy quảng cáo cho từ khoá “bàn làm việc” thì trong nội dung quảng cáo cần có từ này.
Mẹo:
Từ khoá mình thường cho xuất hiện ở 1 tiêu đề, 1 mô tả và link quảng cáo. Với cách làm này mình thấy mức độ liên quan thường đạt kết quả tốt
CTR dự kiến = (Số lượng click / Số lượt hiển thị) dự kiến. Để làm tốt yếu tố này cần:
- Sử dụng câu từ hấp dẫn, ngoài việc quảng cáo chứa từ khoá thì. Câu từ cũng cần hấp dẫn để người dùng click nhiều hơn. Ví dụ thay vì viết “Bàn Làm Việc Giá Rẻ” thì có thể ghi “8. Bàn Làm Việc Giá Sock 299K”. Nghe hấp dẫn hơn đúng không nào?
- Đưa lợi ích, thế mạnh của sản phẩm/dịch vụ bên mình vào để thu hút. Ví dụ: “Giao hàng miễn phí toàn quốc”
- Đưa ra lời kêu gọi hành động trong quảng cáo. Ví dụ: Nhận ưu đãi ngay hôm nay
- Chia nhỏ và gom nhóm các từ khoá hợp lí.
Ví dụ nha:
Bạn chạy từ khoá “Bàn làm việc hà nội” chung. Với nhóm của từ khoá “bàn làm việc” thì khi viết quảng cáo bạn không thể có câu. Bàn Làm Việc Tại Hà Nội được vì trong nhóm từ khoá “bàn làm việc” có thể. Người dùng search “bàn làm việc tại hồ chí minh”. Vì thế nhóm này bạn chỉ được ghi nội dung quảng cáo chung chung dạng. “10 Bàn Làm Việc Hot 2022”.
Thế nhưng giờ bạn tách từ “bàn làm việc hà nội”. Ra thành 1 nhóm riêng thì nội dung quảng cáo của bạn hoàn toàn có thể ghi là. “10 Mẫu Bàn Làm Việc Hot Tại Hà Nội”. Vậy theo bạn khi người dùng họ search “bàn làm việc hà nội”. Họ sẽ có khả năng click vào quảng cáo nào nhiều hơn? → Đó là tác dụng của việc chia nhỏ đó
- Tạo nhiều hơn 1 quảng cáo cho mỗi nhóm để tuỳ truy vấn người dùng google sẽ. Đưa ra quảng cáo phù hợp nhất, tăng tỉ lệ click
- Mức độ trải nghiệm trang đích: Là sự tương tác của khách hàng với đối với website của bạn. Thời gian họ onsite, khả năng tạo ra chuyển đổi của họ. Để tăng được mức độ trải nghiệm trang đích cần làm 2 việc:
- Đưa đúng đối tượng vào website: Xem ở phần trên
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi trên website: Mình sẽ trình bày kĩ ở phần dưới nha
Mẹo:
Để kiểm tra điểm chất lượng của từ khoá thì bạn vào phần Sửa Đổi Cột rồi cho hiện thị cột. Điểm chất lượng, Mức độ liên quan của từ khoá. CTR dự kiến và cột Trải nghiệm trang đích để xem mình đang kém ở đâu để tối ưu nhé
Như vậy tới đây là chúng ta đã tối ưu hết bước 1 trong hành trình từ người dùng internet. Thành khách hàng thông qua quảng cáo google rồi nha
8 thủ thuật tối ưu trang đích, tăng tỉ lệ chuyển đổi
Tỉ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng ở đây mình không bàn tới các. Yếu tố mà quảng cáo google không giải quyết được nha. Kiểu như: giá sản phẩm, sản phẩm có tốt không, tư vấn trên web tốt không..v.v. Cùng 1 sản phẩm, cùng chất lượng mà giá bán bên bạn gấp đôi. Tư vấn trên web không nhiệt tình thì người chạy quảng cáo có tối ưu đến đâu. Cũng bó tay hết.
Chính vì thế khi bắt tay triển khai 1 dự án google ads cho khách hàng mình. Đều đưa ra 1 list các việc cần làm để tối ưu lại website. Nếu khách hàng nào không tối ưu lại mình từ chối triển khai dịch vụ quảng cáo google cho họ. Vì làm như vậy chạy quảng cáo sẽ không hiệu quả, tốn thời gian, tiền bạc
Giờ mình sẽ hướng dẫn các yếu tố có thể thay đổi nhé
-
Không treo đầu dê, bán thịt chó:
Quảng cáo viết thế nào thì trong trang đích cũng phải như vậy. Đừng có ở ngoài thì viết mua 2 tặng 1 cho hấp dẫn người dùng click vào. Web mà bên trong trang đích không có phần nào nhắc tới điều đó. Hãy trung thực với khách hàng
-
Đưa ra đúng vấn đề khách hàng muốn đọc và chứng minh sản phẩm giải quyết được vấn đề đó:
Luôn nhớ rằng khách hàng bỏ tiền để mua sản phẩm. Giải pháp mà giúp họ giải quyết 1 vấn đề gì đó trong cuộc sống. Vì thế trang đích của bạn phải nêu ra được vấn đề khách hàng gặp phải. Họ đọc thấy đúng sẽ cảm thấy hấp dẫn và đọc tiếp. Sau đó phải nếu bật được việc sản. Phẩm của bạn sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề đó thế nào.
Ví dụ: Vấn đề các ông bố bà mẹ. Hay gặp phải là con biếng ăn khiến họ mệt mỏi, lo lắng. Mất nhiều thời gian không làm được việc khác. Hãy đưa ra các vấn đề đó, rồi đưa ra 1 sản phẩm giải. Quyết hết các vấn đề đó cho bố mẹ
-
UX – UI phải tốt:
UI là giao diện trang, nhìn phải đẹp, bố cục rõ ràng, bắt mắt. UX là trải nghiệm của người dùng trên trang, làm sao để mang lại cho họ trải nghiệm tốt nhất. Ví dụ: Cài nút gọi để người dùng bấm vào nút đó là gọi luôn, không cần gõ từng chữ. Ghim nút đặt hàng ở dưới để khách hàng có thể thao tác tại bất kì đâu trên website…
Tư vấn thiết kế website xin vui lòng liên hệ: Net5S
Hotline/Zalo: 0858.745.402
Bài viết liên quan: