Đây là câu hỏi phổ biến mà chuyên gia Đặng Thanh Vân thường xuyên nhận được ở các buổi đào tạo, huấn luyện và tư vấn. Các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng nhanh, dễ bán như quần áo, mỹ phẩm, đồ ăn, đồ chơi trẻ em giá rẻ… thường thông qua quảng cáo là thấy ngay hiệu quả bán hàng. Ngược lại với những sản phẩm khó như Cửa gỗ, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, thực phẩm chức năng, sản phẩm cao cấp đắt tiền, hoặc những loại khó nữa như thiết bị sửa chữa gia dụng cầm tay (búa, kìm, khoan…), thiết bị điện… thì câu hỏi trên càng là bài toán nan giải.
Bản chất vấn đề không nằm ở quảng cáo hay làm marketing theo cách các chủ doanh nghiệp kiểu này vẫn hiểu và nghĩ. Vì hiểu sai, nên doanh nghiệp luôn luôn rơi vào tình thế “con gà quả trứng”: Nếu có doanh thu lớn thì tôi sẽ có tiền chi cho quảng cáo, nhưng nếu không chi tiền cho quảng cáo thì không có doanh thu”.
Để giải quyết triệt để bài toán này, thay vì đặt câu hỏi SAI như trên, việc ĐÚNG mà doanh nghiệp cần tập trung vào làm là:
1/ Xem xét lại mô hình kinh doanh đặc biệt là các phần
– Cơ cấu các nhóm khách hàng mục tiêu. Chúng ta có thể khai thác bao nhiêu nhóm? Mỗi nhóm sản phẩn của ta có giải quyết được thấu đáo một nỗi đau/ lợi ích vượt trội nào không? Chỉ chọn ra nhóm khách hàng mục tiêu thực sự được giải quyết lợi ích cụ thể.
– Điều chỉnh sản phẩm phù hợp nhất với từng nhóm khách hàng mục tiêu (có thể bổ sung vào những giá trị nào khiến cho khách hàng mua sản phẩm sẽ được lợi ích cao nhất?)
– Luồng doanh thu. Có bao nhiêu cách tạo ra dòng doanh thu từ 1 loại sản phẩm? Khai thác ít nhất 3 dòng doanh thu/1 sản phẩm.
– Phân tích chi phí và lợi nhuận. Khác với doanh nghiệp bán hàng online, có giá vốn chỉ khoảng 25-30% giá bán, hầu hết các doanh nghiệp không tập trung cho online có giá vốn lên tới 70% doanh thu. KHÔNG HỀ CÓ NGÂN SÁCH THEO TỶ LỆ % CHO QUẢNG CÁO.
Điều này nghĩa là sao? Tức là chủ doanh nghiệp chỉ nghĩ: năm nay tôi có thể bỏ 500triệu – 1 tỷ cho marketing (tức là cho chạy quảng cáo), thậm chí có doanh nghiệp chỉ có khả năng “cắt” khoảng 200-300 triệu/ năm cho quảng cáo. Nếu “cắt” nhiều hơn là hết lãi.
Chính vì cố gắng chen chân vào một thị trường Net5S cạnh tranh đỏ, giá bán giảm mạnh, doanh nghiệp không có ngân sách nào cho quảng cáo, cũng không tự hoạch định được bảng phân bổ ngân sách (chi tỷ lệ bao nhiêu cho các khoản mục chi) … bài toán làm sao có tiền quảng cáo cứ diễn ra hết năm này qua năm khác.
2/ Lựa chọn chiến lược tăng trưởng phù hợp
Trong khoá đào tạo Tăng tốc Chiến lược kinh doanh, Thanhs cung cấp cho doanh nghiệp một bức tranh tổng quát về các dạng chiến lược tăng trưởng, với 6 loại chiến lược Net5S Tăng trưởng chính và hơn 30 kỹ thuật tăng trưởng doanh nghiệp có thể khai thác.
Điều đáng suy ngẫm: 100% các học viên chủ doanh nghiệp đều không biết hết các chiến lược tăng trưởng, cũng như không có nhiều kỹ thuật và không phân tích được bối cảnh nào nên dùng chiến lược gì
3/ Xây lại mô hình hệ sinh thái sản phẩm theo mục tiêu tăng trưởng đột phá.
Hầu hết các doanh nghiệp đều xây hệ sản phẩm theo hướng “phát triển chuỗi sản phẩm. Dựa trên giá trị hoặc vòng đời sản phẩm, hoặc bám theo nhu cầu khách hàng”. Chỉ có một số ít doanh nghiệp thành công khi thiết kế ra 1 hệ sinh thái. Sản phẩm tạo nên một ma trận kín. Đây là cách xây dựng mô hình sinh thái sản phẩm đưa khách hàng của mình tiêu tiền nhiều hơn. Chúng ta có thể áp dụng dưới các hình thức bán hàng theo combo. Mua 1 tặng 1, bán những sản phẩm và dịch vụ kèm theo,…
Hai trong các “mắt xích” trọng yếu của hệ sinh thái này, là. “Phễu sản phẩm” và “Đòn bẩy tăng trưởng”. Đây là cách làm cho khách hàng của mình tiêu tiền nhiều hơn. Chúng ta có thể áp dụng dưới các hình thức bán hàng theo combo. Mua 1 tặng 1, bán những sản phẩm và dịch vụ kèm theo,…
4/ Chiến lược khác biệt hoá và định vị thương hiệu tạo lập vị thế cạnh tranh khác biệt.
Khác biệt hóa là một trong những chiến lược quan trọng nhất của Thương hiệu. Bao gồm cả thương hiệu cá nhân lẫn thương hiệu của tổ chức không kinh doanh. Một chiến lược KHÁC BIỆT HÓA nhất định phải là một sự ĐỔI MỚI VỀ CHẤT. ĐẾN TỪ BÊN TRONG” hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự đổi mới này có tính BỀN VỮNG vì nó giúp doanh nghiệp thay đổi. NĂNG LỰC CỐT LÕI và khiến ĐỐI THỦ KHÔNG THỂ TRỞ TAY.
Nếu năng lực cốt lõi có thể khác biệt, chắc chắn rằng thương hiệu của bạn đã có USP cực mạnh.
Tóm lại, để chiến thắng và vượt trội, trở thành Dẫn đầu, thương hiệu cần:
1. TỐT như đối thủ, hoặc Tốt hơn.
2. Đa dạng hóa khác biệt
3. Bền vững bằng năng lực cốt lõi khác biệt độc nhất.
Bài viết liên quan: